Quán cơm 5.000 đồng 'điểm 10' ở TP.HCM
BIDV khởi động giải chạy ‘BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh’ 2023
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Vén màn bí ẩn của 'Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật'
Tết đó, tôi được ăn… thịt heo rừng tại cơ quan Tiểu ban tuyên truyền Binh vận (B6) của tôi. Số là trước tết, anh Chín Thế, người quản lý rất giỏi săn bắn và bẫy heo rừng, vẫn nhiều đêm không đi săn thì gài bẫy. Có một đêm, anh Chín Thế đi kiểm tra mấy cái bẫy loại lớn chuyên gài heo rừng, và phát hiện một chú heo rừng to bự mắc bẫy. Bẫy dính vào chân, làm sao gỡ? Con heo rừng này rất can đảm, nó đã cắn vào chân mắc bẫy, sẵn sàng chịu mất một chân để thoát thân, nhưng chưa kịp thì bị anh Chín Thế phát hiện. Thế là xong!Cơ quan tôi hồ hởi vô cùng vì "chiến lợi phẩm" này. Những anh chuyên làm thịt heo nhanh chóng vào cuộc, và chẳng mấy chốc, con heo rừng đã thịt ra thịt, xương ra xương. Đúng 29 tết, nồi chảo của cơ quan được huy động để nấu các món ngon lành, và chú lính trẻ ít kinh nghiệm làm đầu bếp là tôi chỉ chờ vào cuộc… nhậu.Mùng 3 tết, tôi đạp xe sang "cứ" văn nghệ thăm anh Diệp Minh Tuyền và các bạn. Tình cờ lại gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa từ Hà Nội vượt Trường Sơn vô. Chuyện trò vui vẻ một lúc, thấy ban văn nghệ hơi… nghèo, tôi rủ anh Diệp Minh Tuyền cùng vài anh bạn đạp xe sang cơ quan tôi chơi. Nghĩ tới nồi thịt heo rừng còn đầy ắp ở cơ quan mình, tôi rủ mấy anh sang ăn. Lại lên xe đạp, phải 3 tiếng đồng hồ mới về tới cơ quan tôi. Anh Chín Thế rất vui khi tôi đón mấy nhà văn, nhà thơ về "xóm Binh vận", nên hô chị nuôi sửa soạn mâm chén cùng rượu đế chúc mừng năm mới. Nồi cháo đầu heo rừng thật tuyệt, húp tới đâu biết tới đó. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền vui quá, không hề khách khí.Rồi tôi nhớ…Tháng 5.1975 tại Sài Gòn. Thành phố vừa qua khỏi cảnh binh đao còn vui hơn tết. Tôi thấy những cuộc diễu hành tự phát có kèm văn nghệ múa hát, kể cả múa lân, của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những ngày hòa bình đầu tiên. Sự hồn nhiên, trong sáng của những "đám rước hòa bình" trên đường phố ấy khiến tôi ngạc nhiên không dứt. Tháng 5.1975, Sài Gòn tưng bừng lên đủ thứ, tùm lum lên đủ thứ. Và tôi, suốt ngày rong ruổi trên đường phố, làm không ra làm (vì công việc cơ quan đã hoàn thành), chơi không ra chơi, mà ăn lại càng… ngẫu hứng, nghĩa là tới bữa đâu ăn đó, đâu cũng gặp bạn bè, đâu cũng được bà con Sài Gòn hồ hởi cho... nhậu. Tết là như thế, chứ còn gì!Và tôi nhớ…Món vịt quay chợ Cũ mà "Tết Hòa bình" tháng 5.1975 tôi được ăn.Hồi ấy, nếu hỏi chợ Cũ ở đâu, có chết tôi cũng không biết. Nhưng bạn tôi, Tám Nhân, thì biết. Vì anh là sinh viên Sài Gòn tham gia hoạt động nội thành rồi lên chiến khu, ở đó chúng tôi quen và chơi thân với nhau. Một bữa chiều, Tám Nhân rủ tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh tới nhà Chú Hỏa chơi. Tôi cứ tưởng "chú Hỏa" là chú của… Tám Nhân, chứ đâu biết chú Hỏa là một trong những người giàu nhất Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc qua thời Mỹ chiếm. Nghe Tám Nhân kể trên đường đi ông "chú Hỏa" này là người Tiều, từng sở hữu tới 20% địa ốc ở Sài Gòn. Giàu cỡ đó thì quá cỡ thợ mộc rồi. Tôi với Ngô Thế Oanh cứ hớn hở theo Tám Nhân tới nhà chú Hỏa. Tới nơi mới biết đây không phải là nhà, mà là… lâu đài. Một lâu đài đúng nghĩa, to và sang trọng hết cỡ. Không được gặp chú Hỏa, vì hóa ra, ông đã mất lâu rồi. Con cháu ông cũng không còn ở lâu đài này nữa. Chỉ có mấy anh vệ binh giải phóng đang canh gác. Thấy chúng tôi tới chơi, anh em rất mừng. Chúng tôi nói muốn gặp vệ binh Lương Minh Cừ, là nhà thơ trẻ của quân Giải phóng mà chúng tôi quen, nhưng anh em nói Cừ đi… nhậu đâu đó, chưa về. Anh em mời chúng tôi vào thăm lâu đài, và… nhậu chơi. Gì chứ đề nghị thứ hai này thì chúng tôi quá hưởng ứng, nên vui vẻ theo anh em vào thăm lâu đài. Rồi anh em lấy từ hầm rượu nhà chú Hỏa mấy chai rượu Tây. Thoạt Tám Nhân nói chợ Cũ gần đây có món vịt quay kiểu Tàu là nổi tiếng nhất và anh xung phong đi mua. Chúng tôi chọn bàn nhậu là một góc cầu thang nhà chú Hỏa. Nói là góc cầu thang nhưng thú thật, đời tôi chưa bao giờ ngồi ở một chỗ "sạch sẽ và sáng sủa" (chữ dùng của văn hào E.Hemingway) như thế. Cầu thang lát đá cẩm thạch, là loại vật liệu tôi chỉ mới đọc trong sách chứ chưa bao giờ thấy. Với Ngô Thế Oanh chắc cũng vậy, vì chúng tôi vừa từ sình lầy Đồng Tháp hay núi rừng miền Trung bước tới Sài Gòn. Khi Tám Nhân mua vịt quay về, mâm nhậu lập tức được bày ra ngay trên góc cầu thang lát đá cẩm thạch. Chúng tôi hớn hở nâng ly, mừng hội ngộ. Nào ai ngờ được mình còn có một buổi chiều như thế, uống rượu Tây với vịt quay chợ Cũ ngay trong lâu đài chú Hỏa.Sau này, nếu ai hỏi tôi: "Trong những ngày hòa bình đầu tiên ấy, anh thích nhất món ăn nào của Sài Gòn?", tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: "Vịt quay chợ Cũ". Tôi chỉ nhớ mỗi món đó, dù đã ăn không ít món ngon Sài Gòn trong những ngày này. Hóa ra, ẩm thực luôn gắn với "đối tượng cùng ăn", với không gian và thời điểm. Một khi nó đã thành ký ức, thì chắc chắn là nó… ngon rồi. Chưa hết đâu bạn.Sắp Tết Đinh Tỵ 1977, tôi đang ở Hà Nội, tranh thủ chạy về quê Mộ Đức thăm thầy má tôi, cũng chỉ nghĩ ở quê vài ngày rồi trở ra Hà Nội, nhưng thầy má tôi giữ thằng con lại thêm một ngày, để gọi là "ăn tết trước". Ngày đó, thầy má tôi mới từ Hà Nội về quê, nhà còn rất tạm bợ, gọi là đón tết cho vui, tình cảm là chính, chứ có gì đâu mà "ăn".Rồi tôi lại tất tả chạy ra Hà Nội để sau tết tổ chức… cưới vợ.Năm 1976 là "năm Bính" của tôi. Vậy mà có những chuyện lớn tôi tính được và hoàn thành cơ bản trong năm này. Đầu tiên là chuyện viết trường ca. Rồi tới chuyện tình yêu và cưới vợ. Cô gái tôi yêu và yêu tôi đã chấp nhận sẽ đi suốt đời với một anh lính-nhà thơ nghèo là tôi. Tôi đưa em về ra mắt thầy má vào mùa hè 1976 và được thầy má hân hoan đồng ý.Vậy là Tết Đinh Tỵ 1977, vợ chồng tôi chính thức ăn tết tại Hà Nội ở nhà bà chị tôi. Chúng tôi lo đám cưới, một đám cưới cực giản dị, tổ chức vào mùng 6 Tết Đinh Tỵ, mượn nhà bà ngoại Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), một căn hộ nhỏ ở khu tập thể Trung Tự, làm địa điểm tổ chức. Đám cưới của chúng tôi thật nhiều hoa, toàn hoa đẹp Ngọc Hà, và thật nhiều bạn, toàn là bạn văn chương hồn nhiên vui nổ trời, dù cỗ chỉ có lạc rang và rượu đế. Món quà cưới duy nhất vợ chồng tôi nhận được từ một anh bạn làm ở Báo Phụ nữ là một… chiếc chậu thau bằng nhôm. Hồi đó là vậy, không biết "phong bì" là cái gì. Nhưng thật vui, thật hạnh phúc. Coi như tôi đã được "ăn tết hai miền" Quảng Ngãi và Hà Nội, rồi được làm đám cưới ngay tại thủ đô. Còn gì hơn nữa! Tổng kết lại, năm 1974 ăn tết trong rừng chiến khu, tháng 5.1975 "ăn Tết Hòa bình" tại Sài Gòn, rồi đầu năm 1977 ăn Tết Đinh Tỵ kiêm… cưới vợ tại Hà Nội. Ba cái tết, vui cả ba năm luôn!
Ngày 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định đã trao tiền hỗ trợ cho các tài năng trẻ lần thứ nhất.Theo đó, ban tổ chức đã trao hỗ trợ cho 7 tài năng trẻ, gồm 1 diễn viên được hỗ trợ A (3 triệu đồng/người) và 6 diễn viên, tác giả được hỗ trợ B (2 triệu đồng/người).Trong đó, 5 nghệ sĩ hoạt động sân khấu chuyên nghiệp và 2 nghệ sĩ không chuyên; có 4 nghệ sĩ thuộc thể loại hát bội, 2 nghệ sĩ thuộc thể loại bài chòi và 1 tác giả kịch bản. Đây là các nghệ sĩ và tác giả trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong các hoạt động sân khấu hát bội, bài chòi trong năm 2023 và 2024. Phát biểu tại buổi lễ, các nghệ sĩ trẻ không giấu được sự xúc động khi nhắc về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát bội và bài chòi.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diễm Thy (Đoàn hát bội Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định) cho rằng, để được xướng tên tại lễ trao hỗ trợ của Quỹ Vũ Ngọc Liễn là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ trẻ. Cùng với sự truyền dạy, khích lệ của các nghệ sĩ đi trước, sự hỗ trợ từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã động viên các nghệ sĩ trẻ vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt hơn trong hoạt động sân khấu.Tác giả kịch bản Lê Công Phượng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định) cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã trân quý dành cả cuộc đời mình tận hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển hát bội và bài chòi. Thành quả ông đã để lại cho ngành sân khấu nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý như: Đào Tấn tuồng hát bội, Đào Tấn thơ và từ, Đào Tấn qua thư tịch, Góp nhặt dọc đường… Không chỉ để lại cho đời những tài liệu quý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn để lại cho chúng ta cả một trái tim, một niềm khát vọng về sự trường tồn của nghệ thuật hát bội và bài chòi… Minh chứng cho điều này chính là việc ông đã đứng ra cùng với ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định; nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha… kêu gọi thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn với mục đích khuyến tài hát bội và bài chòi Bình Định. "Qua nhiều năm hoạt động, quỹ đã trao nhiều giải thưởng cho đội ngũ nghệ sĩ của loại hình nghệ thuật hát bội và bài chòi. Đây là nguồn động viên tinh thần quý giá cho các văn nghệ sĩ trẻ trong việc theo nghiệp tổ, giữ nghề", anh Lê Công Phượng nhấn mạnh.Năm 2012, nhân dịp được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn trích một phần từ giải thưởng này để thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định, sau đổi tên thành Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn với sự tham gia đóng góp của nhiều người. Qua 10 năm hoạt động (2012 - 2022), Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn chuyển đổi thành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định từ ngày 20.6.2023. Số tiền tồn quỹ đến trước khi trao hỗ trợ lần thứ nhất hơn 271 triệu đồng.Theo TS Võ Ngọc Vĩnh, đại diện gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, giải thưởng trước đây và Quỹ Vũ Ngọc Liễn hiện nay đều có chung mục đích khuyến khích và hỗ trợ cho lớp nghệ sĩ trẻ của Bình Định về hát bội, bài chòi không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư; nhằm kích thích sự phát triển tài năng, nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật cho ngày mai, góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy nghệ thuật truyền thống ông cha để lại. Qua 7 lần giải thưởng và trao hỗ trợ lần thứ nhất từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã có 73 lượt nghệ sĩ trẻ (gồm 34 nghệ sĩ) được trao giải và hỗ trợ. Trong đó, 5 nghệ sĩ đã vinh dự đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, gồm: Nguyễn Đức Thành, Thu Thẳm (hát bội), Dương Nữ Thùy Dung, Nguyễn Phương Phú, Hoài Tâm (bài chòi).Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (1924 – 2013) sinh ở TP.Quy Nhơn, tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội từ khi còn trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, sau đó tham gia học tập, nghiên cứu tại Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc). Khi về nước, ông công tác tại Phòng Nghệ thuật thuộc Cục Biểu diễn, sau đó phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn. Năm 1986, ông nghỉ hưu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch các tư liệu Hán Nôm liên quan đến văn hóa hát bội Bình Định.Các tác phẩm tiêu biểu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn, Kẻ sĩ đất Thang Mộc, Góp nhặt dọc đường (1, 2), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ… Đặc biệt, bộ ba sách về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.
Guinness công nhận con cá đuối khổng lồ ở sông Mekong lớn nhất thế giới
Ngày 28.1 (tức 29 tết), thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Du lịch, UBND Q.8 phối hợp các đơn vị mua lại hoa của tiểu thương tặng người dân chơi tết. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" diễn ra từ ngày 27.1 đến hết ngày 28.1 (tức từ 28 tết đến hết 29 tết). Theo đó, từ sáng 28 tết, tại tuyến đường hoa Bến Bình Đông – một phần của chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền", ban tổ chức đã tiến hành thu mua hoa và chậu cảnh tại hơn 50 gian hàng. Các loại hoa phổ biến như hoa cúc, hoa cúc mâm xôi, hoa vạn thọ, hoa mào gà… được chọn mua để hỗ trợ các tiểu thương tiêu thụ số lượng hoa còn lại. Số hoa này sau đó được trao tặng cho 400 hộ gia đình khó khăn và 40 khu phố trên địa bàn Q.8, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng chạp năm Giáp Thìn, Sở Du lịch tiếp tục phối hợp các đơn vị tài trợ thu mua thêm khoảng 2.000 chậu hoa, cây cảnh để trang trí "Đường hoa nghĩa tình" đợt 2. Đây là hoạt động nhằm làm mới không gian, phục vụ du khách đến tham quan, thưởng lãm và chụp ảnh trong dịp tết. Tính chung cả chương trình, tổng cộng có khoảng 9.500 chậu hoa các loại được thu mua để phục vụ trang trí tuyến đường hoa và trao tặng các hộ gia đình khó khăn, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp ngày xuân. Tuyến "Đường hoa nghĩa tình" tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Mỗi ngày, tuyến đường hoa đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, chụp ảnh và được duy trì đến hết mùng 3 Tết Ất Tỵ. Theo Sở Du lịch TP.HCM, chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" và hoạt động trang trí "Đường hoa nghĩa tình" là lời tri ân đến cộng đồng tiểu thương và các gia đình khó khăn; đồng thời là sự kết nối giữa giá trị truyền thống với sự phát triển hiện đại của TP. Những chậu hoa rực rỡ không chỉ điểm tô sắc xuân mà còn truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tạo nên một mùa rết ấm áp và tràn đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người."Đường hoa nghĩa tình" được tổ chức tại khu vực nhà cổ tuyến đường Bình Đông (P.13, Q.8). Đường hoa này gồm 6 khu vực bao gồm các cụm tiểu cảnh: Cổng chào - Trên bến dưới thuyền - Xuân Ất Tỵ 2025, Năm Ất Tỵ 2025, chợ Bến Thành, tái hiện Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, cụm tiểu cảnh tuần lễ Trái cây Q.8 và cầu khỉ - thuyền hoa.